Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần XVI Mùa Thường Niên (Mt 13,1-9) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ TƯ TUẦN XVI MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 13,1-9

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Xh 16,1-5.9-15

Con cái Israel rời bỏ Elim và đến hoang địa gọi là Sin, nhằm ngày mười lăm tháng hai, kể từ khi rời bỏ đất Ai Cập.

Một tháng rưỡi là ngắn ngủi. Nhưng đó là bất tận khi người ta ở trong sa mạc.

Sa mạc là nơi “thử thách": trong tình trạng thiếu thốn mọi sự, trong sự nghèo túng nguy hiểm, đói khát...con người phải đối phó với chính mình không gì làm cho họ quên được điều cốt yếu: sự sống, sự chết.... sống còn…đứng vững…

Toàn thể cộng đoàn con cái Israel kêu trách Môsê và Aaron.

Cái “mớ” hỗn tạp những kẻ trốn chạy này không có gì là một dân tộc Đặc biệt. Họ sắp trải qua thời kỳ chống đối Môsê và Thiên Chúa.

Thà chúng tôi chết trong đất AiCập do tay Chúa, khi chúng tôi ngồi kề bên nồi thịt và ăn bánh no nê. Tại sao các ông dẫn chúng tôi lên sa mạc này để cả lũ phải chết đói như vậy?

Không phải dễ để thành “người tự do!"

Khi niềm vui của ngày lễ lớn giải phóng đã hết, phải thân hành lên đường, phải đương đầu với các khó khăn. Cả chúng ta nữa, lại không xảy đến cho chúng ta tình trạng nghi ngờ về ơn gọi của chúng ta, nhìn lại đằng sau, và ghen tuông với những người không phải là Kitô hữu sao?

“Ai cầm cày mà còn ngoái trở lại...” (Lc 9,62).

Lạy Chúa, ngày qua ngày, xin dạy chúng con biết trung thành.

Chúa liền phán cùng Môsê rằng: "Đây Ta sẽ, cho bánh từ trên trời rơi xuống như mưa: dân chúng phải đi lượm bánh đủ ăn mỗi ngày, để Ta thử coi dân có tuân giữ lề luật của Ta hay không ".

Manna thứ lương thực bất ngờ cho phép sống sót trong sa mạc. Sa mạc, thử thách, cho phép con người kinh nghiệm về sự quan phòng của Chúa: không chỉ tin cậy vào mình... tin cậy vào người khác. Một cách sâu xa, đây là kinh nghiệm về sự khó nghèo.

Như thế sự nghi ngờ, nản chí, kêu than... có thể trở thành một cơ hội để tiến triển trong Đức tin. Tác giả tường thuật này nêu rõ hai ý nghĩa tôn giáo.

1. Manna vừa đủ cho mỗi người (một "omer", mỗi người nữa lít): như thế đối với Thiên Chúa không có người giàu kẻ nghèo... mọi người đều là anh em nhận lãnh một lượng đồng đều. Lạy Chúa, sự thật đúng như vậy.

2. Manna là lương thực dễ hư, phải thu lượm mỗi ngày, và nó sẽ hư đi khi người ta muốn tích trữ cho ngày mai. Chúa Giêsu sẽ nói lại cho chúng ta bài học này, lời mời gọi tin tưởng hàng ngày: "Xin Cha cho chúng con Hôm Nay lương thực hàng ngày".

Mỗi ngày thứ sáu phải lấy gấp đôi phần mình quen lượm hàng ngày.

Ở đây “bài học” thần học thất rõ rệt.

Như thế, người ta nhắc lại luật trọng đại về ngày Sabát: để khỏi phải làm việc trong ngày đó, trời mưa manna xuống gấp đôi, và người ta có thể tồn trữ nó một cách Đặc biệt! Chúa Giêsu sẽ giải gỡ cho chúng ta khỏi ý niệm hẹp hòi về ngày Sa-bát. Nhưng chúng ta được tự do khỏi những chi tiết này, chúng ta có biết sống những ngày Chúa Nhật trong vui tươi và tăng triển như Chúa muốn không?

Con cái Israel thấy vậy liền hỏi nhau rằng “manhu" có nghĩa là “cái gì vậy?”

Danh xưng như một vấn nạn này cũng là một biểu tượng trước các ơn Chúa, cả chúng ta nữa chúng ta cũng thường lúng túng. Nhiều điều không được rõ rệt: “Cái gì vậy? Nếu

như chúng ta biết đặt câu hỏi này thường xuyên hơn, đối với

biết bao ơn lành Thiên Chúa đã làm cho chúng ta mà chúng ta đã không nhận biết.

Bài đọc II: Gr 1,1.4-10

Trong ba tuần lễ, chúng ta đọc ít đoạn sách hay của ngôn sứ Giêrêmia. Ong này sống hơn một thế kỷ sau ba ông tiền nhiệm (Amos, Isaia, Mikha). Lúc bấy giờ ông đang bị chìm đắm trong thảm kịch loạn lạc cuối cùng của vương quốc Giu-đa, giữa năm 626 vá 586, thời điểm Nabuchodonosor triệt phá Giêrusalem, đến trước nhiều cuộc phát lưu.

Với một tâm hồn rất dễ cảm kích, kín đáo, vì phải trải qua nhiều gian nan đau khổ Giêrêmia rất gần gũi chúng ta. Qua đời sống tư, ông nói cho chúng ta biết là, dù cho mọi sự, xem ra sụp đổ ta cứ vững niềm tin vào Thiên Chúa... cần phải hy vọng những ngày tươi sáng hơn, dù rằng xảy ra nhiều nghịch cảnh bên ngoài, thì Thiên Chúa vẫn là Đấng Cao Cả và trung tín hơn hết.

Có lời Đức Giavê phán với tôi rằng: “Trước khi Ta nắn ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi, trước khi người chào đời. Ta đã thánh hiến ngươi”.

Có sự khác biệt giữa ơn gọi của Giêrêmia và của Isaia. Ở đây không trình diễn cách trọng thể. Không một tiếng động,

không một tiếng kêu: chỉ là sự thinh lặng nội tâm. Một lời thân tình, một xác tín bí nhiệm. Thiên Chúa đã đi trước tôi, Người đã yêu thương tôi trước, ngay lúc còn trong bụng mẹ...

và trước nữa!

Ngày Nay, người ta lặp lại cho chúng ta rằng, chúng ta là kết quả ngẫu nhiên của cuộc gặp gỡ mạo hiểm giữa hai tế bào... thế thôi, không nghĩa lý gì hết.

Với Giêrêmia, lạy Chúa con tin rằng con hiện hữu là bởi Người, và Người đã có một chương trình trên con. Người không tạo nên con cho hư vô, nhưng đặt định cho con một trách vụ rõ ràng mà người khác không thể chu toàn được.

Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho các dân tộc.

Sứ mệnh của Giêrêmia mang tính phổ quát, quốc tế. Thực sự Lịch sử đã cho ta biết là sứ mệnh của Giêrêmia đã thất bại ngay khi ông còn sinh thời. Những, từ đó, ảnh hưởng của ông không ngừng lan rộng: ông là cha đẻ của Do Thái giáo tỉnh rộng nhất, nó sẽ trổ sinh hoa trái sau cuộc thử thách lưu đày. Để làm nổi bật mối dây liên hệ thân tình giữa linh hồn với Thiên Chúa, ông đã chuẩn bị cho Giao ước mới trong Đức Giêsu. Chắc chắn chính ông đã làm nổi bật các Đặc điểm của Người Tôi trung nầy (Is 53) Nó là hình ảnh đẹp nhất của Đức Kitô.

Và tôi thưa: "Ô, lạy Đức Giavê! Tôi không biết nói. Tôi chỉ là một đứa trẻ”.

Giêrêmia là một người nhát đảm. Khác với Isaia hiến thân tức khắc, còn ông lại do dự, ông cảm thấy mình hèn yếu, bất xứng…

Đức Giavê lại bảo: Đừng nói tôi là một đứa trẻ. Ta sai ngươi đến với những ai, ngươi sẽ đi, ngươi sẽ nói điều Ta truyền cho ngươi. Đừng sợ họ. Vì có Ta ở với ngươi để giúp ngươi, sấm của Đức Giavê”. Đoạn Đức Giavê đưa tay đụng đến miệng tôi và Người phán bảo tôi: "Như thế, Ta đặt lời lẽ của Ta trong miệng ngươi”.

Giêrêmia sẽ là người chính thức đi rao giảng. Trước lời mời gọi này không một sự yếu đuối nào đáng kể: ông phải nhận nơi Thiên Chúa tất cả để có thể nói điều gì có giá trị.

Lạy Chúa, xin đụng đến môi miệng con, đụng đến trí khôn và tâm hồn con để con có thể nói ít lời về Người, mặc dù con yếu hèn.

Ngươi hãy biết rằng hôm nay Ta trao quyền cho ngươi trên các dân tộc và trên các vương quốc, để nhổ và lật đổ, để huỷ và để phá, để xây dựng và trồng tỉa.

Giêrêmia có một tâm hồn dịu hiền, được tạo nên để yêu thương, và ông phải đảm nhận một nhiệm vụ kinh khủng: phá hủy để rồi vun trồng. Nhất là ông phải kêu to lên cho các vua, các tư tế, các tiên tri giả và cho toàn dân biết "sứ điệp báo họa”.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết can đảm liều mạng sống cho chân lý, cho tình thương, cho một nguyên lý cao cả mà chúng con liều thân vì tin rằng nó bởi Người mà ra.

BÀI TIN MỪNG: Mt 13,1-9

Tin Mừng theo thân Mát-thêu được xây dựng bằng những đoạn tập hợp theo chủ đề: trước hết là “bài giảng trên núi" (xoay quanh vấn đề sự công chính đích thực), rồi đến diễn từ tông đồ (tập họp lại những huấn từ của Đức Giêsu với các môn đệ).

Giờ đây, ta bắt đầu suy niệm một tổng hợp các “dụ ngôn". Dụ ngôn là một thể loại văn chương sử dụng những câu chuyện giàu hình ảnh, những biến cố cụ thể để giúp người ta hiểu rõ một ý tưởng. Mọi chi tiết cụ thể không có cùng một giá trị. Thế nên, con phải nắm cho được ý nghĩa toàn bộ.

Đức Giêsu từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ. Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi.

Nếu muốn, tôi có thể dừng lại một chút để chiêm ngắm thái độ của Đức Giêsu... Đó là Giêsu hoàn toàn giản dị, một con người bình thường. Đó là mầu nhiệm cao cả của Thiên Chúa, được đặt vừa tầm với ta: con người đó ra khỏi nhà, bước đi, ngồi xuống, đứng lên, đặt chân xuống nước, lên thuyền... Con người đó sắp ngỏ lời, lại là chính Con Thiên Chúa.

Ta cũng có thể thánh hóa những cử chỉ tầm thường nhân loại của chúng ta.

Không có gì là bé nhỏ cả.

Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều.

Đức Giêsu chọn hầu hết các kiểu so sánh từ trong cuộc sống, trong công việc của các người dân quê thấp bé. Đức Giêsu là một nhà quan sát tài tình. Người âu yếm nhìn ngắm mọi người sống quanh mình.

Đó là người gieo hạt giống ra đi gieo hạt.

Người gieo hạt đáng thương này, bề ngoài không gặp chút gì may mắn! Dụ ngôn bắt đầu bằng việc kể lại ba thất bại liên tiếp: thật là leo thang thất bại.

Việc trồng cây do người gieo hạt trên đây thực hiện đã thất bại cay đắng:

Trước hết, hạt giống bị chim trời ăn, trước khi kịp nảy mầm.

Rồi mầm non mới nhú đá bị nắng làm héo khô, trước khi có thể triển nở.

Cuối cùng cây lúa lớn lên đang phát triển, lại bị gai cỏ làm chết nghẹt…

Tại sao Đức Giêsu lại kể cho ta một chuỗi những thất bại như thế?

Càng bước sâu vào dụ ngôn, ta càng trộm nghĩ, công việc của người gieo hạt đã hoàn toàn vô ích. Đúng là hình ảnh về “Nước Thiên Chúa". Đó là hình ảnh thập giá Đức Giêsu.

Ta cũng thường có cảm tưởng như thế, khi mất nhiều giờ để cố sống và loan báo Tin Mừng. Thế mà, ta không thấy kết quả nào.

Lạy Chúa, xin đáp lời, xin soi sáng chúng con!

Những hạt khác rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả nhiều: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục.

Đó là một kết quả diệu kỳ. Thất bại trước đã được bù lại thỏa đáng. Phải, dù bề ngoài có trở ngại, mùa gặt của Thiên Chúa vẫn diễn ra. Kết cuộc, Người gieo hạt không thất vọng: Nước Thiên Chúa được bảo đảm, cuối cùng sẽ thành đạt. Lời Chúa không thể thất bại, vì Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa.

Ai có tai, thì nghe.

Phải, thường ta dễ giả điếc, lòng ta khép chặt, ta không biết quan tâm đủ để những dấu chỉ Nước Thiên Chúa, những dấu chỉ mà Thiên Chúa vẫn đang thực hiện, mà “mùa màng đang tiến triển” và "mùa thu hoạch gấp trăm" đang được chuẩn bị... dù bề ngoài xem ra thất bại.

Lạy Chúa, xin cho chúng con cách nhìn của Chúa.

Lạy Chúa, xin dẫn chúng con cùng với Chúa ra đi gieo hạt giống tốt.

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Dụ ngôn người gieo giống

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Vấn đề giảng bằng dụ ngôn:

Về cuối năm thứ nhất đời công khai, Chúa Giê-su giảng dạy dân chúng theo một lối văn riêng, gọi là dụ ngôn, hay cũng gọi là “Bài giảng bằng dụ ngôn”.

Những câu chuyện trong chương 13 ngày quan gọi là những dụ ngôn ven biển hồ về Nước-Trời. Mát-thêu gom tất cả bảy dụ ngôn:

- Dụ ngôn người gieo giống 13,3b-9.

- Lý do dùng dụ ngôn 13,10-17.

- Giải nghĩa dụ ngôn 13,18-23.

Bài Tin-Mừng hôm nay chỉ ghi lại phần trình bày dụ ngôn người gieo giống.

2. Ý nghĩa chung của dụ ngôn người gieo giống:

Ý nghĩa nguyên thủy của dụ ngôn hình như nằm trong hạt lúa giống:

Chúa Giê-su muốn nhấn mạnh hiệu năng của ơn Chúa (Nước-Trời, Lời Chúa), việc Chúa làm sẵn có một tìm lực đem lại hiệu quả gấp trăm. Nếu hậu quả (mùa màng) thất bại hay không được như ý muốn, thì đó không phải tại ơn Chúa (hạt giống).

Như vậy dụ ngôn là một lời kêu gọi tin tưởng vào sức mạnh của ơn Chúa, của việc Chúa làm.

3. Qua dụ ngôn người gieo giống, Chúa muốn nói gì với mỗi người chúng ta?

- Người gieo giống bao giờ cũng mong ước cho hạt giống được sinh hiệu quả. Cũng vậy, ơn Chúa ban và việc Chúa làm, qua nhiều hình thức và dấu chỉ, sinh hiệu quả tốt cho mỗi người chúng ta. Điều này đòi hỏi chúng ta tin tưởng và hy vọng vào ơn Chúa, để chúng ta tỏ lòng quý mến bằng cách đón nhận cách thiện chí và sống theo ơn Chúa ban, để thánh hóa bản thân mỗi ngày một hơn.

- Hạt giống bao giờ cũng được chọn lựa, nghĩa là bao giờ cũng tốt và có tiềm năng sinh hoa kết quả, nhưng khi gieo xuống đất thì còn tùy thuộc vào một đám đất có thuận tiện hay không! Cũng vậy, ơn Chúa và những việc Chúa làm cho ta, bao giờ cũng hứa hẹn phần rỗi cho ta. Nhưng hiệu quả thực tế thì còn phụ thuộc vào thái độ đón nhận của mỗi người chúng ta nữa. Điều này cảnh giác chúng ta rằng: phải chuẩn bị kỹ lưỡng và đón nhận ơn Chúa qua các bí tích:

- Chuẩn bị về tâm linh:

+ Trong sạch: bằng việc sám hối ăn năn các tội và thiếu sót.

+ Xứng đáng: có lòng tin, cậy, mến.

- Chuẩn bị về tinh thần:

+ Có ý hướng ngay lành.

+ Có tinh thần sốt sắng.

- Chuẩn bị về thể cách:

+ Có thái độ nghiêm trang, lịch sự và tôn trọng, để biểu lộ một đức tin vững vàng, một lòng mến sắt son.

- Hiệu quả hạt giống được gieo vào đất tốt có giá trị gấp bội; gấp trăm. Hiệu quả của ơn Chúa ban cho chúng ta có giá trị gấp bội: hơn cả sự xứng đáng của mình, vì đó là ơn Chúa và việc của Thiên-Chúa làm nơi mỗi người chúng ta.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.